Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế, lại ra quét chùa.
Bài ca dao này các em học sinh qua nhiều thế hệ đã được các thầy cô hướng dẫn rằng: “Bài ca dao vẽ nên bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam xưa với sự phân biệt giai cấp rõ rệt. Con vua sinh ra đã được hưởng vinh hoa phú quý, định sẵn số phận làm vua, trong khi con sãi chỉ có thể quét lá đa trong chùa, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực.”
Nhưng nó còn có một hàm ý sâu xa hơn mà chúng ta chưa bao giờ được nghe nói đến. Đó chính là thói quen tư duy theo lối mòn. Sự thật là khi làm con vua, ngay từ nhỏ đứa trẻ đã được học tư duy làm chủ, học về “Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ” (có nghĩa là: Quản lý được việc gia đình - Làm được việc lớn cho đất nước - Giúp nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc). Vì được học như vậy từ nhỏ đến lớn nên khi trưởng thành họ luôn có tư duy làm chủ...